Khoa phục hồi xương khớp

Khoa phục hồi xương khớp

Hot

Post Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6

02:33 0

Thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6 thường gây đau thốn và đau buốt từ bả vai chạy xuống cẳng tay và bàn tay. Bệnh nhân cũng cảm thấy đau nhức mỏi ở bàn tay, ngón tay và ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm đồ vật. 


Cột sống là trụ cột của cơ thể được cấu tạo từ 33 đốt sống. Bao gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 4 đốt xương cụt. Mỗi đốt sống được ghép với nhau bởi 1 đĩa đệm đàn hồi cùng với hệ thống dây chằng và tạo thành ống sống chứa tủy sống bên trong.

Hiện nay, bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện sớm ở người trẻ tuổi. Tùy theo vị trí đốt sống cổ bị thoái hóa mà bệnh nhân có thể bị thoái hóa 1 hay nhiều đốt sống cổ khác nhau. Trong đó, thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6 là tình trạng thường gặp nhất.

Cột sống cổ có 7 đốt sống xếp chồng lên nhau, từ C1-C7, chia thành hai tầng là cột sống cổ cao (C1-C2) và cột sống cổ thấp (C3-C7). Giữa hai đốt sống C1 và C2 không có đĩa đệm, có vai trò như cột trụ cố định. Các đốt sống từ C3-C7 có nhiệm vụ tham gia vào các chuyển động, giúp đầu cổ hoạt động linh hoạt và nhịp nhàng.

Các đốt sống cổ thường có phạm vi hoạt động lớn và phải hoạt động thường xuyên nên có nguy cơ bị tổn thương, chịu áp lực rất cao. Tình trạng này kéo dài khiến các đốt sống cổ bị suy giảm chất lượng và chức năng sẽ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Trong đó, các tổn thương thường gặp nhất là ở các đốt sống C4, C5 và C6.


Bị thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6 phải làm sao ?


Nếu thoái hóa cột sống chèn ép dây thần kinh, tủy sống cổ, động mạch sống và các nhánh giao cảm thì người bệnh sẽ bị hạn chế vận động cổ kèm theo các hội chứng rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tuần hoàn não (đau đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt…).

Thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6 là căn bệnh nguy hiểm vì không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hạn chế khả năng vận động của vùng cổ vai, cánh tay mà còn có gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Nghiêm trọng nhất phải kể đến là biến chứng bại liệt 1 hoặc 2 cánh tay do các hội chứng chèn ép tủy sống, rễ thần kinh… hoặc biến chứng ở hệ thần kinh do rối loạn tuần hoàn não.

Vậy, bị thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6 phải làm sao ?

Để điều trị thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám và kiểm tra cụ thể. Tùy theo tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội khoa phối hợp với các phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng phù hợp.

Trong trường hợp nặng thất bại với điều trị nội khoa, có xuất hiện biến chứng tổn thương chèn ép tủy sống, rễ thần kinh thì có khả năng phải can thiệp bằng các thủ thuật hoặc phẫu thuật mỗ thoái hóa đốt sống cổ.

Ngoài ra, người bệnh cần chú ý những lời khuyên sau đây để giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh:


Chườm đá lạnh lên vùng cột sống bị đau tối đa 15 phút để hạn chế các cơn đau nhức.

Chú ý điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp. Không nằm gối quá cao, nằm gối thấp hơn 10cm.

Hạn chế vận động cổ, không xoay đầu và cổ một cách đột ngột và quá mức, giữ tư thế đầu – cổ luôn thẳng khi làm việc, không mang vật nặng trên đầu cổ, vai gáy…Không sử dụng bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích gây hại đến sức khỏe. Luyện tập thường xuyên để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đối phó với bệnh tật.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Read More

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Tư thế ngồi gây hại cho xương chậu

02:49 0

Nhiều người khi ngồi thường có thói quen co chân để lên ghế, cảm thấy thoải mái hơn, nhưng những tư thế ngồi hại xương chậu của bạn đấy. Khi bạn co 1 chân lên ghế thì khiến cho xương chậu 2 bên không đều nhau, lâu ngày sẽ làm lệch xương chậu. Đồng thời cũng làm cột sống bị cong vẹo ảnh hưởng đến chức năng cột sống nếu thường xuyên áp dụng tư thế này.


Tư thế chuẩn: Khi ngồi trên ghế làm việc bạn nên để lưng thẳng, 2 chân duỗi thẳng thoải mái, ngồi như vậy vừa bảo vệ xương cột sống vừa giúp xương chậu cân bằng, tránh những bệnh tật về xương khớp.


Ngồi vắt chéo chân


Rất nhiều người có thói quen ngồi vắt chéo chân, nhưng đây lại là một tư thế ngồi sai, gây ảnh hưởng xấu cho vùng xương chậu của mình. Ngồi vắt chéo chân sẽ khiến cho 2 bên xương chậu không cân bằng, lặp lại thường ngày có thể khiến cho khung xương của bạn bị lệch.

Nhất là những bạn gái đang ở tuổi dậy thì càng nên tránh vì khi này xương chậu của bạn đang phát triển nhanh. Nếu không muốn sau này khó khăn trong sinh nở thì bỏ ngay thói quen này đi.


Ngủ gục trên bàn


Tưởng chừng tư thế này không có ảnh hưởng gì tới xương chậu nhưng thực tế khi bạn ngồi ngủ gục trên bàn,trọng lượng của cơ thể sẽ bị dồn về một phía, ảnh áp lực lên xương chậu. Thường xuyên lặp lại tư thế như vậy rất dễ làm cho xương chậu bị lệch.

Tốt nhất bạn không nên ngủ gục như vậy, nếu mệt mỏi bạn nên nằm thoải mái trên giường để ngủ tránh làm hỏng xương chậu mà bản thân không hề biết.

Ngồi bàn không phù hợp


Khi làm việc hoặc học tập, các bạn nên lựa chọn bàn, ghế phù hợp với chiều dài cơ thể. Nếu bàn làm việc không phù hợp, quá cao hoặc quá thấp thì sẽ khiến cơ thể cúi quá thấp, ngẩng quá cao cũng gây áp lực lên khung xương, ảnh hưởng tới xương và khả năng sinh sản sau này.

Ngồi trượt mông, ngả người về phía sau


Tư thế này có thể giúp bạn thoải mái từ tư thế này nhưng không hề, nó không những không thoải mái mà còn gây hại cho xương khớp. Nguy cơ thoát vị đĩa đệm rất lơn, vì vậy không nên ngồi nhiều ở tư thế này.

Bạn nên ngồi thẳng lưng, để chân thoải mái, nếu cảm thấy mỏi, hãy đứng lên vận động, không ngồi trượt mông nh ư vậy, vừa không thoải mái mà còn kéo theo nguy cơ về các bệnh xương khớp.


Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Read More

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Đậu bắp giúp gì cho việc hỗ trợ xương khớp

07:32 0

Đậu bắp là một thực vật có hoa, quả non của loại cây này cũng có thể sử dụng được. Đậu bắp trở thành món ăn quen thuộc, xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày của các gia đình Việt.


Có thể thấy, đây là loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng bởi những công dụng tuyệt vời của nó. Trong thành phần của đậu bắp gồm có:

Cacbohydrat

Chất xơ.

Chất béo.

Đạm.

Các vitamin nhóm A, B, C.

Các chất khoáng như canxi, magie,…

Ngoài ra, folate và vitamin K cũng là một trong những thành phần có lợi cho hoạt động của cơ thể, nhất là xương khớp. Cùng với canxi, vitamin K và folate sẽ thúc đẩy cải thiện trao đổi chất ở các khu vực xương khớp, giúp cho hệ xương khớp của bạn chắc khỏe hơn. Từ đó hạn chế các bệnh lý liên quan đến xương khớp.


Cách sử dụng đậu bắp tương đối đơn giản, không phức tạp. Bạn có thể chuẩn bị và thực hiện tại nhà để sử dụng:


Chuẩn bị:
Đậu bắp non khoảng 10 quả.

Thực hiện:

Rửa sạch đậu bắp với nước muối và để ráo.
Cắt bỏ 2 đầu, cắt nhỏ đậu bắp thành từng khúc.
Cho nước vào ngập phần đậu bắp đã cắt.
Phơi sương qua đêm.
Sáng hôm sau bạn lọc lấy phần nước và sử dụng để cải thiện tình trạng viêm, sưng, giảm đau nhức.

Những quan niệm sai lầm khi sử dụng đậu bắp


Mặc dù có lợi ích cho xương khớp do bổ sung các chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp nhưng có một số quan niệm sai lầm, cho rằng chất nhờn trong đậu bắp giúp bổ sung chất nhờn cho các khớp bị khô cứng, thoái hóa giúp khớp hoạt động trơn tru hơn. Từ đó lạm dụng đậu bắp thay thế cho các phương pháp chữa bệnh xương khớp. Điều này là không chính xác.

Bệnh nhân mắc các vấn đề về xương khớp cần đa dạng chế độ ăn uống, dinh dưỡng, bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho xương khớp như đậu bắp song song với điều trị. Không nên lạm dụng các loại thực phẩm thiên nhiên để thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị bệnh xương khớp.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Read More

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Nên thay khớp gối nhân tạo hay không?

07:40 0

Những căn bệnh liên quan đến khớp gối, tùy vào mức độ và tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường, người bệnh sẽ áp dụng một số phương pháp như uống thuốc, sử dụng bài tập vật lý trị liệu, xoa bóp


Phần sụn khớp gối bị tổn thương quá nặng mà các phương pháp điều trị nội khoa hay bảo tồn đều không mang đến hiệu quả.

Bên cạnh đó, những người bị thoái hóa khớp gối, dính khớp gối, viêm khớp dạng thấp ở khớp gối hay chấn thương khiến sụn khớp gối bị tổn thương,… cũng có thể được chỉ định thực hiện thay khớp gối nếu:

Đau nhiều ở khớp gối kể cả khi đi lại hoặc nghỉ ngơi, dùng thuốc để điều trị nhưng không cho kết quả khả quan.

Khớp gối biến dạng, cứng khớp, khó cử động khớp gối.

Dùng thuốc tiêm corticoide hay thuốc bôi trơn khớp gối không có hiệu quả.

Có nên phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo không?


Việc phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo là điều cần thiết để bệnh nhân có thể hoạt động và đi lại bình thường. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được phương pháp này. Dưới đây là một số ưu điểm cũng như hạn chế của việc phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo, bạn đọc có thể tham khảo trước khi thực hiện điều trị theo phương pháp này.

Ưu điểm:

Với phương pháp phẫu thuật này, những mảnh vụn của xương và sụn khớp bị tổn thương sẽ được các bác sĩ cắt bỏ và thay bằng các phần nhân tạo kết nối với nhau nhờ xi măng xương. Sự tiến bộ của khoa học vật liệu giúp người ta cho ra đời những khớp nhân tạo với thành phần thép không gỉ là hợp kim Cobalt Chrome và nhựa pholythylene cực kỳ bền chắc.

Khớp nhân tạo này có thể giúp bệnh nhân thực hiện các cử động ở khớp gối dễ dàng, không làm ảnh hưởng đến các khoang khớp hay dây chằng xung quanh.

Sử dụng khớp gối nhân tạo sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức và phục hồi khả năng vận động khớp gối, đi lại dễ dàng và thoát được nguy cơ tàn phế.



Nhược điểm:

Rủi ro cao: Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo cũng có thể mang đến những rủi ro khá cao. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng, mất nhiều máu, hoại tử da, sai khớp, lỏng khớp gối nhân tạo… trong quá trình phẫu thuật và sau phẫu thuật. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động bình thường của người bệnh.

Tuổi thọ thấp: Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo cũng chỉ từ 15-20 năm chứ không được duy trì vĩnh viễn. Chính vì thế, bệnh nhân và người nhà cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật thay khớp gối.

Thời gian phục hồi sức khỏe và làm lành vết thương sẽ rất lâu: Sau khi phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, người bệnh cần được theo dõi tại bệnh viện từ 7-10 ngày để thực hiện các biện pháp giảm đau sau phẫu thuật, tập vật lý trị liệu và tập vận động để quen với khớp gối mới và ngăn chặn các biến chứng như nhiễm trùng, tụ máu, trật khớp không may xảy ra.

Chi phí phẫu thuật cao: Mức chi phí để tiến hành phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo dao động từ 50-70 triệu đồng. Đây không phải là số tiền nhỏ và cũng không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện để có thể đáp ứng được mức chi phí trên.

Người được mổ thay khớp gối phải là người có sức khỏe tương đối tốt, không có bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy tim, bệnh phổi mãn tính, tăng huyết áp không ổn định, xơ gan…

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Read More

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

Đau vai gáy do đâu?

20:34 0

Chứng bệnh đau vai gáy rất phổ biến, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại làm suy giảm tinh thần làm việc vào ngày hôm sau. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy. Dưới đây là 5 nguyên nhân điển hình!


– Ngủ sai tư thế: Nhiều người có thói quen ngủ gối cao đầu, nhưng điều này vô tình lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến vai gáy do hệ mạch bị chèn ép, khiến cho máu ở vùng cổ kém lưu thông. Vì thế, bạn nên chọn cho mình một chiếc gối thật mềm, độ dày của gối tốt nhất là từ 8 đến 15cm để khi gối lên bạn cảm thấy thoải mái nhất và nên nằm nghiêng.


Có nhiều ý kiến cho rằng việc nằm nghiêng không hề tốt cho cột sống do thân và lưng bị gập lại. Điều này hoàn toàn không đúng. Sau một ngày dài làm việc, lưng và cột sống luôn phải thẳng để chịu sức ép từ trọng lượng cơ thể, vì thế khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng, cột sống sẽ được thả lỏng nghỉ ngơi. Tư thế nằm nghiêng bên phải là tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe.

– Do mắc các bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, viêm, chấn thương vùng cổ, dị tật…

– Vận động sai tư thế như: Quay cổ đột ngột, với tay lên cao quá tầm vận động…



– Nhiễm lạnh đột ngột: Nhiều trường hợp do ngồi máy lạnh lâu, dầm mưa dãi nắng hoặc tắm rửa vào ban đêm cũng gây ra đau vai gáy.

– Ngồi làm việc quá lâu mà không có sự thay đổi tư thế: Ngồi lâu một tư thế khiến các cơ vùng cổ và bả vai bị co, gây đau mỏi liên tục, đau nhói tại một vùng ở bả vai. Thường gặp ở những người lái xe, nhân viên văn phòng, ngồi làm việc lâu bên máy tính…


KHI BỊ ĐAU VAI GÁY, CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ?


– Dùng dầu nóng xoa bóp nhẹ nhàng ở cổ và vai chừng 10 – 15 phút nhằm làm tăng lượng máu lưu thông, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

– Cần giữ cho cổ luôn thẳng khi ngồi làm việc, nên thỉnh thoảng vận động, áp dụng những bài tập xoay cổ nhẹ nhàng sẽ giúp bạn bớt đau.

– Đối với người bị đau vai gáy nặng, có thể sử dụng các biện pháp như châm cứu, vật lý trị liệu. Có thể dùng thuốc tiêm như lidocain hoặc novacain nhưng tuyệt đối không được tiêm vào mạch máu vì có thể gây rối loạn hoạt động của hệ tim mạch. Nên đến gặp bác sỹ để được tư vấn phương pháp điều trị kịp thời.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Read More

Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

Viêm cơ lan tỏa là bệnh gì?

19:39 0

Viêm cơ lan tỏa là tình trạng cơ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn làm tổn thương các liên kết của cơ. Chúng thường xảy ra ở mặt, cổ và tay chân và có tính chất lan tỏa sang các vùng khác của cơ thể.

Viêm cơ lan tỏa có nhiều dấu hiệu dễ nhận biết:

Biểu hiện tại chỗ

– Đau cơ, viêm cơ, yếu và teo cơ. Làm hạn chế khả năng vận động vùng cơ đó.

– Đỏ da bất thường rồi sưng đau, dần dần trở nên bầm tím.

– Vùng bệnh ngày càng lan rộng và có dấu hiệu rõ ràng của viêm nhiễm do vi khuẩn.

– Ở giai đoạn nghiêm trọng, vùng da và cơ có thể bị hoại tử.

Biểu hiện toàn thân

– Mệt mỏi, ủ rũ kèm theo đau đầu, sốt, lạnh.Viêm cơ lan tỏa gây mệt mỏi ủ rũ và đau đầu

– Người uể oải, giảm thị lực nhanh chóng.

– Nhiễm khuẩn vào máu.

Viêm cơ lan tỏa là bệnh gì?
Viêm cơ lan tỏa là bệnh gì?


Nguyên nhân gây ra bệnh chính là các vi khuẩn liên cầu và một số vi khuẩn khác xâm nhập vào da, gây ra các tổn thương sâu. Tụ cầu vàng và các vi khuẩn như S. pneumonice, A. hydrophilia.. là những tác nhân thường gặp.

Ngoài ra, một vài tác nhân khác làm tăng khả năng bị nhiễm khuẩn:

– Suy giảm hệ miễn dịch, bị bệnh tiểu đường.

– Các tình trạng bệnh lý viêm nhiễm ngoài da và vết thương hở trên da.

– Sử dụng một số thuốc tiêm tĩnh mạch.

– Đã có tiền sử mắc chứng viêm mô tế bào

Cách điều trị bệnh viêm cơ lan tỏa

Dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn các triệu chứng của bệnh: penicilin, ceftriaxon, amoxicilin, roxithromycin… và một số thuốc hỗ trợ điều trị như thuốc chống đông…

Bên cạnh đó, nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động với vùng bị viêm nhiễm. Không ăn các thực phẩm cay nóng hoặc có khả năng kích ứng da, dị ứng. Ăn nhiều các thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất như rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng.

Đặc biệt, phải giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh vùng da bệnh và cả môi trường sống để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Read More

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Bệnh viêm cơ xương do tụ cầu là gì ?

20:46 0

Tụ cầu là các tác nhân gây bệnh cho cơ thể như nhiễm khuẩn da và mô mềm, hệ thần kinh, viêm màng tim… và chúng cũng là thủ phạm chính gây ra các bệnh viêm ở cơ và xương.

Viêm xương tủy cấp tính: đây là bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Vi khuẩn lây qua đường máu và lây trực tiếp từ mô nhiễm khuẩn, sau đó lây lan dần và phá hủy xương. Nếu bệnh không được điều trị sớm và người bệnh có sức đề kháng kém thì loại vi khuẩn này sẽ lan vào máu hoặc lây lan trực tiếp gây viêm tủy xương. Ngoài các cơn đau xương khớp thì người bệnh còn có các triệu chứng như mệt mỏi, sốt cao, chán ăn, suy nhược…

Viêm xương tủy mạn tính: đối tượng thường gặp ở loại bệnh lý này là người bệnh sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương. Bệnh có thể không có triệu chứng trong nhiều năm nhưng lại đột ngột xảy ra với triệu chứng đau, lưu mủ từ xương viêm ra ngoài da. Trật khớp http://coxuongkhoppcc.com/trat-khop.html

Bệnh viêm xương tủy mạn tính có thể đặc biệt là kết hợp với khớp giả hoặc liên quan đến những dụng cụ đóng trong xương. Người bệnh có dấu hiệu sốt, sưng, giảm cử động và hạn chế vận động ở vùng viêm.

Bệnh viêm cơ xương do tụ cầu là gì ?
Bệnh viêm cơ xương do tụ cầu là gì ?


Viêm khớp nhiễm khuẩn: bệnh gặp ở trẻ em và người trưởng thành. Đối tượng dễ gặp là người chích ma túy, người dùng thuốc steroid trong khớp, người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, người bị biến dạng khớp, phá hủy khớp do tai nạn… Các khớp thường bị nhiễm khuẩn và viêm là khớp gối, khớp cùng chậu, khớp hông…

Điều trị viêm cơ xương do tụ cầu có ý nghĩa quan trọng đối với người bệnh. Biện pháp điều trị hiệu quả nhất là sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Do đặc điểm tụ cầu là khả năng kháng thuốc cao nên người bệnh cần điều trị theo đúng phác đồ hợp lý của bác sĩ. 

Nhiều người tự ý mua thuốc là thói quen sai lầm bởi dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc xâm nhập sâu hơn vào cơ thể do sử dụng không đúng liều, dùng thuốc không đúng với vi khuẩn.

Để phòng viêm cơ xương, người bệnh nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày bằng nước sạch, điều trị tích cực các bệnh viêm da do tụ cầu, hạn chế uống rượu bia, chăm sóc tốt người bệnh sau phẫu thuật hay chấn thương để tránh nhiễm khuẩn…

Read More

Post Top Ad